Kinh nghiệm du lịch đảo Phú Quý chi tiết nhất 2022
Du lịch Phú Quý mùa nào hấp dẫn - Khách sạn view biển Bình Thuận
Cả năm đảo Phú Quý luôn trong lành, mát mẻ hơn so với trong đất liền. Mùa bão lũ thường xảy ra từ tháng 9 đến tháng 11, vì thế hãy tránh những khoảng thời gian này để thời tiết không ảnh hưởng đến chuyến đi. Thời điểm thích hợp nhất để du lịch đảo Phú Quý có lẽ từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau, khi mà trời trong xanh, gió nhẹ, biển hiền hòa.
Đảo Phú Quý xanh mướt. Ảnh: phunu.nld
Phương tiện di chuyển đến Phú Quý
Đảo Phú Quý cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng 110km nên phương tiện di chuyển thường là tàu. Một số tàu đi Phú Quý như Phú Quý Express, Superdong-PQI, Superdong-PQII, Phú Quý Island… Tàu xuất bến Phan Thiết khoảng 6h30 đến 7h30, đôi khi sẽ có chuyến sớm hơn vào 5h30 hoặc muộn nhất vào lúc 15h.
Thời gian đi tàu ra đảo phụ thuộc vào loại tàu và điều kiện tự nhiên trên biển lúc xuất phát, thông thường rơi vào khoảng 2,5 đến 3,5 tiếng. Giá vé đi tàu từ 350.000/người.
Trời trong xanh biển hiền hòa ở đảo Phú Quý. Ảnh: tin.bb
Ảnh: thaoquyetlinh
Để di chuyển trên đảo, bạn buộc phải thuê xe máy để dễ dàng di chuyển hoặc đi xe ôm vì trên đảo chưa có taxi, xe buýt. Bạn hãy hỏi người dân địa phương để di chuyển dễ dàng hơn khi chưa thông thạo đường sá.
Lưu trú ở Phú Quý
Các địa điểm lưu trú như khách sạn, nhà nghỉ trên đảo Phú Quý vẫn còn khá ít. Một số nơi lưu trú bạn có thể tham khảo như La Min, Hướng Dương, Hải Long, Phương Quyên, Hoàng Phú, An Bình hay nhà nghỉ Nam An, An Phú… Ngoài ra có những homestay như Cô Sang, Phú Liên, LyTi Sea, Villa Biển Xanh, La Isla Bonita…
Ảnh: Villa Biển Xanh – Đảo Phú Quý
Ảnh: Villa Biển Xanh – Đảo Phú Quý
Homestay La Isla Bonita – Phú Quý. Ảnh: @PhươngAnhNguyễn
Những địa điểm tham quan hấp dẫn
Bãi Nhỏ – Gành Hang
Bãi Nhỏ là bãi tắm hình bán nguyệt với màu nước xanh tự nhiên, với hình dáng ôm ấp lòng núi. Gành Hang cách Bãi Nhỏ chừng 650m, là vách đá dựng đứng sát biển. Những vách đá dựng cộng với nước biển tràn vào tạo hồ bơi vô cực tự nhiên và khe nước “Sung Sướng” rất độc đáo.
Gành Hang. Ảnh: thuyp.ty
Bãi Nhỏ. Ảnh: thon.foodie
Hải đăng Phú Quý
Hải đăng Phú Quý nằm ở độ cao 108m trên núi Cấm, được đưa vào hoạt động năm 1994. Có chức năng chỉ vị trí đảo Phú Quý, hải đăng hướng dẫn cho tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Phan Thiết và là một trong những cột mốc khẳng định quan trọng bảo vệ chủ quyền biển của nước ta.
Ảnh: RuBe Bùi
Hải đăng Phú Quý có kiểu dáng hình khối hộp, tháp đèn màu xám, nhà trạm màu vàng sẫm, đứng sừng sững nổi bật giữa màu xanh của cây rừng và biển cả. Hải đăng có chiều cao toàn bộ là 126m, chiều cao công trình 20m tính từ tâm đèn đến nền móng, chiều rộng trung bình 4m.
Đền thờ công chúa Bàn Tranh
Đền thờ Công Chúa Bàn Tranh được xếp hạng di tích cấp quốc gia vào năm 2015. Đền thờ do người Chăm xây dựng từ cuối thế kỷ XV. Theo sử sách, Bà vốn là công chúa Chiêm Thành, do không chịu sự ép duyên của vua cha nên bà bị đày đi biệt xứ trên con thuyền lênh đênh. Khi thuyền trôi đến đảo, Bà quyết định ở lại lập nghiệp.
Đền thờ công chúa Bàn Tranh
Sau này, Bà còn giúp nhân dân đánh đuổi giặc ngoại xâm nên khi mất được người dân lập miếu thờ và cúng giỗ. Bà được tôn xưng là Bà Chúa Xứ hoặc Bà Chúa Đảo. Du khách đến đền thờ công chúa Bàn Tranh, ngoài bái lễ, chiêm ngưỡng lối kiến trúc Chăm Pa còn được nghe những sự tích linh hiển về Bà.
Dinh Thầy Sài Nại
Theo truyền thuyết, thầy Sài Nại là một thương gia người Hoa có thể chữa bệnh bằng các loại thuốc nam. Trong một lần sang Việt Nam, thuyền của ông bị bão đẩy dạt vào đảo Phú Quý và sau này ông bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp của đảo nên quyết định lập nghiệp ở đây. Sau khi mất, thầy được người dân chôn cất rồi xây dựng khu dinh mộ vào năm 1665.
Dinh thầy Sài Nại. Ảnh: Báo Nông nghiệp Việt Nam
Bất kỳ người dân trên đảo nào cũng đều đến dinh mộ Thầy Sài Nại cầu nguyện khi gặp khó khăn hay ước cho chuyến đi biển đầy ắp tôm cá. Hằng năm, lễ cúng Thầy được tổ chức vào ngày 4/4 âm lịch với nhiều nghi lễ truyền thống mang đậm bản sắc miền biển.
Hồ cá Làng Dương
Hồ cá từng là nơi ngư dân trên đảo nuôi cá, mực bằng nước biển tự nhiên nhưng đến nay đã bị bỏ hoang. Để làm được hồ cá, người dân đã ghép đá xây bờ tường cao, các tảng đá xếp đều nhau để nước biển không thể thoát ra ngoài.
Ảnh: Khoa Beo
Ảnh: Thanh Long
Ảnh: Tiểu Trúc
Về tên gọi, địa điểm độc lạ này vẫn chưa có một cái tên cố định. Một số người gọi đây là ao cá Làng Dương, hồ cá Làng Dương, có người lại gọi là “đập Gành Hang”, thậm chí người dân địa phương còn không đặt tên cho địa điểm này mà gọi đơn giản là “ao cá bỏ hoang”.
Đền thờ Vạn An Thạnh
Đền thờ Vạn An Thạnh là nơi thờ cá Ông (cá voi) theo tín ngưỡng của người dân ven biển Việt Nam. Năm 1941, xác của một con cá voi đã trôi dạt vào vùng này, người dân đã phát hiện và an tang theo nghi lễ trang trọng. Đến nay, bộ xương cá voi năm đó vẫn còn trưng bày ở đền, ước tính dài trên 20m.
Ảnh: taucaotoc
Xương Cá Ông. Ảnh: taucaotoc
Chùa Linh Quang
Chùa Linh Quang (Linh Quang Tự) là ngôi chùa đầu tiên trên đảo Phú Quý. Ngôi chùa có kiến trúc đầy nghệ thuật nằm giữa biển khơi. Chùa Linh Quang trở thành một điểm tham quan du lịch hấp dẫn khi đặt chân đến đảo Phú Quý. Ngôi tháp của chùa có 9 tầng, cao hơn 27m và mỗi tầng tháp dùng để thờ một tượng phật hoặc người dân trên đảo nên đây còn được biết đến là “Bảo tháp chùa Linh Quang”. Đặc biệt, khi đứng tại tầng cao nhất của “Bảo tháp chùa Linh Quang”, bạn sẽ ngắm nhìn được toàn cảnh đảo Phú Quý rõ nét nhất.
Ảnh: taucaotoc
Ảnh: taucaotoc
Vịnh Triều Dương
Những bờ biển cát trắng trải dài, sóng biển rì rào trong gió, những hàng dương xanh bao quanh, xa xa Hòn Tranh hoang sơ, tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, quyến rũ nơi vịnh Triều Dương. Du khách thường chọn bãi Triều Dương trong vịnh để cắm trại, vui chơi.
Ảnh: @hanavy
Bãi Triều Dương giữa ban trưa xanh ngắt tận mây trời, len lỏi những tia nắng lọt qua kẽ lá. Cái nắng chói chang phản chiếu xuống mặt biển, những hàng dương xanh reo vui trong gió, bãi cát biển trắng mịn màng, tạo nên bức tranh thiên nhiên thơ mộng.
Cánh đồng quạt gió (Phong Điện khổng lồ)
Những chiếc quạt gió khổng lồ trên đảo Phú Quý nổi bật trên nền xanh ngắt của trời, của biển, của hàng dương, thu hút ngay mọi ánh nhìn khi du khách còn đang lênh đênh trên tàu cao tốc để đến đảo. Không chỉ tạo nên bức tranh thiên nhiên thật trữ tình mà những chiếc quạt gió ở Phú Quý còn nằm ở khu vực đẹp của đảo.
Ảnh: hanhle.93
Con đường nhỏ dẫn đến những chiếc quạt gió Phú Quý đẹp như tranh vẽ. Đường nhỏ lát đá uốn lượn mềm mại ven bờ biển với một bên là những con sóng xô ghềnh đá, một bên có dãy núi đá trầm tích đen sẫm và trên cao là bầu trời xanh.
Núi Cao Cát
Núi Cao Cát – một trong những ngọn núi cao nhất đảo Phú Quý. Trên đỉnh núi có những vách núi có rãnh ngang đều chằn chặn do cấu tạo phong hoá của gió và nham thạch để lại. Các khối đá cao lớn, đan xen, đổ mình theo nhiều hình thù.
Ảnh: cuongkhii
Những vách núi hiểm trở, sừng sững khiến không ít người có cảm giác ngộp thở, tuy vậy, đường lên đỉnh Cao Cát không quá khó khăn do đã được xây dựng những bậc thang đá, một con đường mòn cũng được thiết kế từ chùa Linh Sơn gần đó đi thẳng lên đỉnh núi giúp cho du khách chinh phục núi nhanh chóng.
Cột cờ đảo Phú Quý
Cột cờ đảo Phú Quý được khởi công xây dựng vào tháng 6/2015 tại mỏm Đông đồi Chuối, phía dưới là bãi biển Gành Hang. Cột cờ có chiều cao 22,6m, chất liệu bê tông cốt thép, mặt hướng ra biển. Lá cờ tổ quốc có kích thước 4m x 6m, được may bằng chất liệu vải với độ bền cao, phù hợp đặc thù vùng gió biển.
Cột cờ đảo Phú Quý.
Đây là một trong 7 cột cờ trong dự án xây dựng cột cờ chủ quyền tổ quốc tại các đảo tiền tiêu: đảo Trần (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Hòn La (Quảng Bình), Cù Lao Xanh (Bình Định), Phú Quý (Bình Thuận), Côn Sơn (Bà Rịa – Vũng Tàu) và đảo Thổ Chu (Kiên Giang).
Thăm các hòn đảo nhỏ
Những hòn đảo nhỏ ở Phú Quý du khách thường ghé thăm như Hòn Đen, Hòn Tranh, Hòn Trứng, Hòn Đỏ, Hòn Giữa. Để di chuyển ra các đảo bạn có thể đi bằng cano chỉ khoảng 10 phút. Hòn Tranh và Hòn Đen được người dân địa phương đánh giá đẹp và an toàn hơn cả.
Hòn Tranh, Phú Quý. Ảnh: Thu Thảo
Du khách được cano đưa đón, câu cá, lặn ngắm san hô, dừng chụp ảnh, lên nhà bè ăn trưa. Hoặc cũng có thể thả bộ ngắm cảnh đảo, tìm hiểu nghề lặn bắt tôm hùm của ngư dân. Sau khi câu được tôm, cá, các món ăn sẽ được chế biến ngay tại chỗ, rất tươi sống. Ngoài ra, bạn có thể đến Hòn Hải, tìm hiểu về nơi xuất phát của những con thuyền làm nghề câu cá mập nổi tiếng ở đảo Phú Quý.
Hòn Tranh cách cảng Phú Quý khoảng 600m về phía Đông Nam và có phong cảnh hữu tình với làn nước xanh trong hòa cùng sắc lục bí ẩn của núi rừng tạo nên một bức họa hết sức lối cuốn. Đây cũng là một trong bộ ba hòn đảo nổi nhất ở Phú Quý là Hòn Đen, Hòn Đỏ và Hòn Tranh. Vì đây là khu quân sự nên cũng rất khó di chuyển tự túc mà phải có người dân đảo dẫn đi, ra đây phải thuê cano riêng.
Ảnh: Tiểu Trúc
Ở phía Bắc Phú Quý và cách xa bờ chừng 200m đến 300m là hòn Đen (hay còn có tên khác là hòn Nghiên hay hòn Mực). Gọi là Hòn Đen là vì ở đây chỉ toàn là đá đen, những tảng đá đen lấp lánh, đủ hình dáng ngẫu nhiên đặt chồng lên nhau, tạo nên một thủ phủ của đá – đẹp và quyến rũ đến lạ lùng. Đứng ở đây, bạn có thể nhìn được ra Phong Điện, Hải Đăng, núi Cao Cát.
Ảnh: Anh Đào
Ẩm thực Phú Quý
Đến Phú Quý chắc chắn phải thử nhiều loại hải sản tươi sống hấp dẫn nơi đây. Bạn có thể chọn ăn trong nhà hàng hoặc thưởng thức trên các lồng bè của bà con ngư dân. Hai loại hải sản nhất định phải thưởng thức được truyền tai nhau là cua Huỳnh Đế và cua Mặt Trăng. Ngoài ra các đặc sản của Bình Thuận cũng được tìm thấy trên đảo: bánh căn, bánh xèo, gỏi ốc giác, rau câu chân vịt, cá mú đỏ, cá mú bông…
Ảnh minh họa
Những kinh nghiệm đi lại, lưu trú, ăn uống trên đảo Phú Quý chắc chắn sẽ giúp ích cho chuyến du lịch sắp tới của bạn. Vì thế hãy nhanh tay lưu lại những thông tin hữu ích. Đừng quên gọi đến iVIVU để được hướng dẫn săn tour Phú Quý với mức giá rẻ bất ngờ!
Khách sạn view biển ở Bình Thuận, Khách sạn có hồ bơi tại Bình Thuận, Khách sạn sân vườn tại Bình Thuận, Khách sạn tại Bình Thuận, Khách sạn giá rẻ tại Bình Thuận